CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN HÙNG LÂM DƯƠNG
Mở cửa: 8h00 - 20h00

0983023966

0996948968

Gía cả cạnh tranh

Hùng Lâm Dương Xin Tư Vấn Cách Chọn Vải đồng phục

Quý khách hàng đang chuẩn bị cho kế hoạch may đồng phục, chắc hẳn sẽ có khá nhiều thắc mắc nên chọn may đồng phục ở đâu? Kiểu dáng như thế nào? Chất liệu vải may đồng phục ra sao? Trong bài viết này, Vải Sởi Hùng Lâm Dương xin chia sẻ với các bạn cách chọn vải may đồng phục để phù hợp với từng môi trường, từng công việc.

 Khi chọn một loại vải cho đồng phục, bạn nên đặt ra một số câu trả lời: Đồng phục đó được được sử dụng như thế nào? Và trong trường hợp nào? để dễ dàng quyết định.Đồng phục của bạn sẽ được sử dụng nhiều? Đồng phục cho các ngành công nghiệp như xây dựng, an ninh, nhà hàng và các ngành công nghiệp nặng khác, bạn sẽ muốn chắc chắn rằng vải may đồng phục sẽ phải bền và không bị mất đi sự thoải mái tiện dụng. Trọng lượng vải và loại vải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức bền của đồng phục.

 Đồng phục sẽ được sử dụng trong điều kiện thời tiết như thế nào? Nếu đồng phục được sử dụng trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, bạn sẽ cần đến những loại vải đủ mát trong mùa hè và đủ ấm trong mùa đông. Ngoài ra, bạn có thể chọn loại vải nhẹ cho mùa hè và mua thêm lớp bên ngoài như áo khoác, quần dài để bổ sung khi làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

 Đồng phục có cần chống cháy? Nếu nguy cơ cháy nổ là mối nguy hiểm thực sự (ví dụ như trong nhà hàng hoặc trong nhà máy) bạn sẽ muốn dùng loại vải may đồng phục chống cháy.

 Sự thông thoáng hay sự thoải mái? Cotton là vật liệu mềm và thoải mái, nhưng có chiều hướng phai màu, nhăn và co rút nhiều hơn polyester. Sự kết hợp giữa 2 loại vật liệu này sẽ là giải pháp tốt nhất cho bạn, nhưng tỉ lệ pha trộn giữa 2 loại vật liệu còn tùy thuộc vào nhu cầu của bạn.

 Dưới đây là một số cách chọn vải làm đồng phục theo tiêu chuẩn đặt ra:

 Cách chọn vải như thế nào để phù hợp với môi trường làm việc..

 - Với môi trường làm việc oai bức, nóng nực chúng ta nên chọn những loại vải mỏng, thấm hút mồ hôi tốt như: cotton, kate, vải lanh….

 - Những nơi có độ ẩm cao, lạnh nên chọn vải len, silk là tốt nhất vì có khả năng giữ ấm rất tốt và hút ẩm.

 - Với những nơi làm việc như lò than, luyện thép…. Hay lò đông lạnh ngoại việc mặc đồng phục có vải phù hợp thì cần phải trang bị bảo hộ lao động để cạch nhiệt tốt hơn.

Chọn vải theo chất lượng: Chọn loại vải nhẹ và mềm, dùng các ngón tay chà xát vào bề mặt vải xem sau khi co giãn vải có trở về trạng thái ban đầu không. Kiểm tra kĩ về chất liệu vải, hãng sản xuất xem có đúng không, thường mỗi công ty may sẽ có cách nhận biết riêng thương hiệu của họ. Không nên chọn loại vải có hoa văn quá đơn điệu, hoặc quá nhiều các đường kẻ sọc…

Chọn vải theo mùa: Nếu là mùa hè ta nên dùng loại vải len sợi wool cực mỏng làm đồng phục. Chúng ta nên dùng linen, Seersucker ( loại vải có sọc nhăn dùng để may áo và pajama ) và cotton. Vào mùa Xuân – Hè nên chọn vải màu nâu vàng nhạt, vải cotton Gabardine màu olive hoặc Poplin. Blazer màu xanh biển cũng là một sự lựa chọn tốt. ( Poplin là vải sọc cứng làm bằng cotton, silk hoặc Rayon bằng tơ nhân tạo được dùng để may quần áo và áo mưa. 

Nếu là mùa đông thời tiết lạnh, ta nên dùng loại vải dày, sần sùi và có cục nhỏ , vải canvas, vải bông dày, nhung kẻ, vải may áo choàng (covert cloth) và da bò để may đồng phục. Áo vét choàng dài và áo bó xẻ tà mà người ta mặc cưỡi ngựa thường được làm bằng vải dày và vải tuýt. Áo thuờng dài hơn áo bình thường một tí, eo cân đối, phần hông xòe ra, xẻ sâu bên hông, túi có góc và túi để tiền lẻ ở bên tay phải.

 Chọn vải theo từng ngành nghề công việc:

 Đồng phục công ty: có 2 chất liệu vải chính là vải lascote (đối với áo phông đồng phục cổ bẻ) và vải cotton thô, lon China, lon Ấn Độ (đối với áo đồng phục sơ mi). 

1. Đồng phục cổ bẻ vải lascote

 - Vải màu đen, xanh tím than, nâu: Sẽ được các công ty liên quan đến kỹ thuật, sửa chữa, các dịch vụ giệt mối, hay các quán cafe lựa chọn hàng đầu.

 - Vải màu xanh dương, xanh cốm, vàng, đỏ… : Thường phù hợp cho các công ty liên quan đến lĩnh vực y tế, giáo dục, công nghệ thông tin…

 2. Đồng phục sơ mi:

 Đồng phục sơ mi được rất nhiều công ty lựa chọn vì đơn giản đồng phục sơ mi nhìn sang trọng, lịch sự và hơn nữa mặc cả được cho mùa hè và mùa đông. Nhưng ngược lại đồng phục sơ mi lại hạn chế về màu sắc! Hiện nay trên thị trường đồng phục sơ mi chủ yếu chỉ có 1 số màu sắc như sau: trắng, xanh dương nhạt, xanh thanh niên tình nguyện, vàng mỡ gà, hồng nhạt và một số vải kẻ…

 Đồng phục lớp – nhóm: có rất nhiều màu sắc, chất liệu vải cho chúng ta thoả sức sáng tạo theo sở thích của mình! Đối với những bạn năng động, tinh nghịch cúng ta có thể lựa chọn các màu như: Đỏ, đen, vàng, hồng cánh sen… Còn những bạn thích bộ đồng phục của mình phải lạ mắt, độc đáo và đặc biệt là không đụng hàng thường thì các bạn sẽ chọn các màu như: Xanh rêu, tím, nâu, hồng phấn. Đối với những bạn không thuộc tuýp trên thì các bạn có thể thoải mái lựa chọn các sắc màu khác như: Xanh suju, xanh lá, vàng, trắng…. Ngoài ra chúng ta có thể lựa chọn bất kỳ màu sắc nào các bạn thích miễn sao là chúng ta có 1 bộ áo đồng phục ưng ý phải không các bạn.

 Đồng phục công nhân lao động: Quần áo bảo hộ lao động thường được may bằng vải kaki có độ bền cao, được sử dụng cho công nhân trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và xây dựng. Quần áo bảo hộ lao động có chất liệu vải dầy dặn nhưng vẫn thoáng mát đảm bảo cho người lao động khi sử dụng cảm thấy dễ chịu và thuận tiện trong khi làm việc. Để làm đồng phục bảo hộ lao đồng thường chọn 2 loại vải kaki: Vải kaki băng zin.

 Tìm hiểu một số chất liệu các loại vải may quần áo đồng phục phổ biến:

 VẢI COTTON: Là chất liệu may mặc phổ biến nhất hiện nay. Chất liệu này có thể được đan, dệt với độ dày, mịn, trọng lượng khác nhau nên có thể sử dụng để may hầu hết các loại đồng phục Cotton là chất liệu được ưa chuộng nhất vì phù hợp với mọi vóc dáng, thích nghi tốt trong tất cả các môi trường thời tiết.

 Ưu điểm: Độ bền cao, giặt nhanh khô. Hút ẩm, thấm mồ hôi, giảm nhiệt, mang lại sự thoải mái cho người mặc.

 VẢI KAKI: Có độ cứng và dày hơn so với các chất liệu khác nên thường được dùng để may quần, đồ công sở, đồng phục lớp, bảo hộ lao động… Kaki có hai loại chính: có thun (có độ co giãn) và không thun

 Ưu điểm: ít nhăn, dễ giặt ủi, cầm màu tốt.

 VẢI KATE: Vải có nguồn gốc từ sợi TC – là sợi pha giữa Cotton và Polyester.

 Ưu điểm: Thấm hút ẩm tốt, mặt vải phẳng mịn, dễ dàng giặt ủi.

 Hy vọng với sự tư vấn về chất liệu như trên quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình loại vải phù hợp nhất để mỗi bộ đồng phục sẽ tạo nên sự thoải mái, thuận tiện, tạo nên nét đẹp trong văn hóa của từng tổ chức!

 

 

 

Các tin khác

Chat Face
Chat Zalo